Ca ngợi gia tộc họ Thân

Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm tuất (1442) do Thân Nhân Trung soạn lời văn

Vua Lê Thánh Tông từng ca ngợi gia tộc này bằng câu thơ:

Thập Trịnh đệ huynh liên quí hiển,
Nhị Thân phụ tử mộc ân vinh. (nói Thân Nhân Trung và Thân Nhân Vũ)
tức là:
Mười anh em nhà họ Trịnh nối nhau quí hiển,
Hai cha con nhà họ Thân tắm gội ân vinh.

Thân Nhân Trung (chữ Hán: 申仁忠, ?-?) tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông là nhà thơ Việt Nam, Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát tú của vua Lê Thánh Tông. Thân Nhân Trung là quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, từng giữ các chức Đông các đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính.

Thân Nhân Trung là người mở đầu cho một gia tộc khoa bảng, ba đời liên tiếp với 4 vị đỗ tiến sĩ và đều làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông.

  • Khoa thi năm Tân Sửu niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), con trai thứ của ông là Thân Nhân Vũ (còn gọi là Thân Tông Vũ), 38 tuổi đỗ Tiến sĩ[1]. Thân Nhân Vũ sau này cũng tham gia hội Tao đàn Nhị thập bát tú.
  • Khoa thi năm Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487) cháu nội ông là Thân Cảnh Vân, 25 tuổi đỗ Thám hoa. Thân Cảnh Vân là con Thân Nhân Tín, con cả của ông.
  • Khoa thi năm Canh Tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490), con trai đầu của ông là Thân Nhân Tín, 52 tuổi đỗ Tiến sĩ. Nhân Tín đỗ sau con trai mình là Thân Cảnh Vân một khoa (sau 3 năm).

Thời Nguyễn, gia tộc họ Thân cũng có 10 vị cử nhân và 1 vị tiến sĩ.

Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo – Ức Trai lòng soi sáng văn chương

Tranh thờ vua Lê Thánh Tông ở Thái miếu Lam Kinh

Nguyên văn:

Cao Đế anh hùng cái thế danh

Văn Hoàng trí dũng phủ doanh thành

Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo

Vũ Mục hung trung liệt giáp binh

Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển

Nhị Thân phụ tử bội ân vinh

Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự

Bát bách Cơ Chu lạc thái bình

Dịch nghiã:

Đức Cao Đế (Lê Thái Tổ) là bậc anh hùng đệ nhất thiên hạ

Đức Văn Hoàng (Lê Thái Tông) trí dũng kế thừa cơ nghiệp

Ức Trai (Nguyễn Trãi) lòng soi sáng văn chương

Vũ Mục (Lê Khôi) bụng chứa đầy binh giáp

Mười anh em họ Trịnh (con thái uý Trịnh Khả) tất thảy đều vẻ vang phú quý

Hai cha con họ Thân (Thân Nhân Trung và Thân Nhân Tín) đều hưởng ân vinh lớn

Cháu hiếu là Hồng Đức (Lê Thánh Tông) nay kế thừa nghiệp lớn

Vui hưởng thái bình như nhà Chu tám trăm năm

Lê Thánh Tông